Tải file đầy đủ tại đây.
BÔ
CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA
CƠ KHÍ
BỘ MÔN
CƠ ĐIỆN TỬ
---------------------
QUI ĐỊNH
THỰC HIỆN ĐỐ ÁN CƠ ĐIỆN TỬ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
I.
QUI
ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
1.1
Kích
cỡ, nội dung.
Chất lượng không phụ thuộc vào số
trang, nội dung gồm các đoạn văn bản, hình vẽ, bảng biểu…, nội dung khoảng 50 –
70 trang.
Báo cáo đồ án cơ điện tử bao gồm các nội
dung, và sắp xếp theo thứ tự sau:
§ Trang
bìa.
§ Nhiệm
vụ của đồ án.
§ Nhận
xét của GVHD
§ Lời
cám ơn.
§ Tóm
tắt đồ án.
§ Mục
lục.
§ Danh
mục các hình vẽ.
§ Danh
mục các bảng biểu.
§ Nội
dung chính.
§ Tài
liệu tham khảo.
§ Phụ
lục.
1.1.1
Trang bìa
Phải
viết hoa, font name: Times new roman,
size 14, Tên đề tài font size 18, in đậm, kiểu chữ Bold. Chữ “ ĐỒ ÁN CƠ ĐIỆN TỬ”
hoặc “ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP”, in đậm.
Đánh số
cho trang bìa là i.
1.1.2
Nhiệm vụ đồ án
Số trang là ii
1.1.3
Nhận xét giáo viên hướng dẫn
Số trang là iii
1.1.4
Lời cảm ơn
Nội dung do người viết (sinh viên ) quyết
định.
Số trang là iv.
1.1.5
Tóm tắt đồ án
Đây là
phần rất quan trọng, tóm lược toàn bộ nội dung đồ án.
Khoảng 10 dòng.
Số trang là v
1.1.6
Mục lục
Liệt
kê các tiêu đề và trang tương ứng.
Có thể bỏ tiêu đề từ mức
3 ( nếu cần). Mức 1 là tiêu đề chương.
Chỉ có tiêu đề Mục Lục và dòng ghi
chương + tên chương + số trang là in đậm.
Số
trang là vi.
1.1.7
Danh mục hình vẽ.
Liệt
kê các hình vẽ ( số + tên ) và trang tương ứng.
Số trang đánh bằng số la
mã tiếp theo Mục lục.
1.1.8
Danh mục biểu bảng.
Liệt kê các (số và tên )
và trang tương ứng.
Số
trang đánh bằng số la mã tiếp theo danh sách hình vẽ.
1.1.9
Nội dung chính.
Không có quy định bắt buộc cho tên chương và nội dung. Nội
dung chính do sinh viên thảo luận với GVHD
Bắt đầu từ nội dung chính, số trang được đánh từ 1 đến hết
quyển đồ án.
Nội dung chính thường gồm các chương:
CHƯƠNG 1. MỞ
ĐẦU ( hay TỔNG QUAN) (đánh số tiếp theo lời nói đầu).
(tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề
tài trong và ngoài nước, những kết quả của những nghiên cứu trước cũng như những
điểm còn thiếu hoặc hạn chế cần làm rõ và nghiên cứu thêm, các phương pháp đã
được vận dụng có liên quan tới đề tài, trong khi liên kết cần hướng tới chủ đề
nghiên cứu mà mình sẽ thực hiện để nêu bật lên: lý do lựa chọn đề tài; mục tiêu
đề tài; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu...)
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Lý do chọn đề tài
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
(trình bày cơ sở lý thuyết khoa học của đề
tài như: các lý thuyết liên quan, các khái niệm, định nghĩa, phát minh, thuật
toán, mô hình...)
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
(nghiên cứu cụ thể cái gì, nguyên vật liệu,
máy móc, phần mềm, mô hình, qui trình thực nghiệm và chế tạo, qui trình phân
tích, đo đạc, thiết bị nào đã được sử dụng, qui trình thu thập tài liệu, phát
phiếu thăm dò, khảo sát, thử nghiệm...)
CHƯƠNG 4. KẾT
QUẢ VÀ THẢO LUẬN
(nêu các kết quả nghiên cứu đạt được, đánh giá
và phân tích về các kết quả này, so sánh các kết quả này với các kết quả nghiên
cứu khác để thể hiện sự thành công của kết quả nghiên cứu cũng như nêu bật những
ưu điểm và chỉ ra các nhược điểm cần khắc phục, giá trị của kết quả đề tài thể
hiện nhiều qua phân tích và bàn luận)
CHƯƠNG 5. KẾT
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.
Kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện. Các kết quả đạt được.
Đánh giá những đóng góp mới của đề tài
và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.
5.2.
Kiến nghị: Các đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Đề xuất về các nghiên
cứu tiếp theo; các biện pháp cần thiết để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn đời sống và sản xuất; các kiến nghị về cơ chế, chính sách.
1.1.10
Tài liệu tham
khảo.
Liệt kê sách, bài báo, bài viết… đã được trích dẫn nội dung
vào đồ án.
Thứ tự liệt kê phù hợp với thứ tự trích dẫn trong đồ án.
Khi liệt kê phần này, phải giữ nguyên nguồn gốc ngôn ngữ của
tài liệu, không dịch, không phiên âm.
Tùy theo loại hình
mà tài liệu tham khảo được liệt kê theo định dạng:
Sách:
[ Số
thứ tự] Danh sách tác giả, Tên Sách,
Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, Năm xuất bản.
Ví dụ:
[ 3]
Nguyễn Ngọc Phương, Huỳnh Nguyễn Hoàng, Hệ
thống điều khiển bằng thủy lực, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
|
Bài báo:
[ Số
thứ tự] Danh sách tác giả, Tựa bài báo. Tên tập chí hay tờ báo đăng bài này,
số phát hành, Trang đầu trang cuối của bài báo, Năm xuất bản.
Ví dụ:
[10]Z.
Wu, R. Leahy, An optimal graph theoretic approach to data clustering: Theory
and its application to image segmentation, IEEE Transactions on Pattern
Analysis and Machine Intelligence, vol. 11, pages 1101-1113, 1993
|
Bài
viết trên mạng: Các bài viết trên mạng có thể có
tính xác thực không cao, thời gian tồn tại không đảm bảo. Cần tìm hiểu thật cẩn
thận trước khi trích dẫn vào đồ án.
[Số thứ tự] Tên công ty/ tổ chức của trang web. Tựa đề bài
viết, Thời điểm cập nhật trên trang web.
Địa chỉ URL của bài viết.
Ví dụ:
[16] Microsoft Corporation, Microsoft Windows CE .NET 4.2:
Supported Microprocessor Families, April 08, 2004.
URL http://msdn.microsoft.com/en-us/library/ms863591.aspx
|
Khi một đoạn văn bản, hình vẽ, bảng biểu, công thức, đồ thị,
số liệu… được trích dẫn trong đồ án thì phải chú thích nguồn tài liệu tham khảo
bằng cách thêm vào:
Số thứ tự (trong ngoặc vuông) của tài liệu tham khảo.
Hoặc, đưa tên tác giả và năm của tài liệu.
VD: Mô hình điều khiển
van 1 chiều [3] được mô tả như sau:
Công thức xác định
trục chính của đối tượng [11]: Z. Wu và
R. Leahy (1993) đã đưa ra một phương pháp phân vùng ảnh được trình bày trong
Hình 2.3.
1.1.11 Phụ
lục
Phụ lục có chữ PHỤ LỤC và có tiêu đề của phụ lục (tương tự
như chương )
Có nhiều phần phụ lục thì đánh theo thứ tự PHỤ LỤC A, PHỤ LỤC
B…
Đánh số chỉ mục, hình bảng, công thức… trong phần này đánh số
theo định dạng giống như các chương. Chỉ thay số chương thành ký tự phụ lục. Ví
dụ: A.1, Hình A.1, Bảng B.2…
Hạn chế đưa mã nguồn quá dài vào quyển báo cáo, chỉ đưa những
đoạn code tiêu biểu, mấu chốt…
Font chữ phụ lục có thể thay đổi theo yêu cầu.
1.2
Hình thức trình bày trong nội dung chính.
1.2.1
Tiêu đề
Một chương phải bắt đầu bằng một trang mới.
Các mục và tiêu mục
được đánh số bằng các nhóm 2 hoặc 3 chữ số, cách nhau bởi dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, số thứ
2 chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiêu mục. Có thể có thêm các vấn đề nhỏ trong
tiêu mục.
Chương: Viết đậm, in hoa, canh lề giữa, font
13.
Mục: Viết thường, in đậm, canh lề trái, font
13
Tiêu mục: Viết thường, in đậm + in nghiêng,
canh lề trái, font 13
Chủ đề nhỏ trong mục: Viết thường, in nghiêng, canh lề trái,
font 13
Khi hết một mục
mà số dòng còn ít, nên đưa mục kế tiếp qua trang mới.
1.2.2
Font và cỡ chữ.
Chữ viết trong đồ án dùng font Times New Roman, cỡ 13.
1.2.3
Khổ giấy quyển
đồ án.
A4
1.2.4
Canh lề
Top:
2cm
Bottom: 2cm
Right:
2cm
Left
: 3cm
Guttet:
0cm
1.2.5
Header và fooder
Header:
bỏ trống.
Fooder:
đánh số trang ở giữa .
1.2.6
Đoạn văn bản
First
Lile Indent ( đầu văn bảng ) vào 1 tab. Hanging indent (dòng thứ 2 trở đi) canh
đúng lề trái 3 cm.
Đoạn
văn bản phải canh đều hai lề (justify)
Định
dạng đoạn văn có spacing-before là 6.
1.2.7
Hình ảnh, bản vẽ biểu đồ, lưu đồ
Gọi chung là hình, khi đưa vào báo cáo phải được canh giữa, bên dưới
hình là chú thích của hình ( đậm, canh giữa). Chú thích hình có định dạng :
Hình
. < thứ tự hình trong chương> Chữ chú thích.
1.2.8
Bảng biểu
Chú ý: bảng biểu không phải là hình. Bảng biểu cũng phải có chú
thích ngay bên trên bảng biểu ( đậm, canh trái). Chú thích bảng biểu có định dạng:
Bảng . < thứ tự bảng trong
chương> Chữ chú thích.
Công thức toán học, vật lý, hóa học…
Phải được
số thứ tự các công thức dùng trong đồ án. Công thức canh trái hoặc canh giữa. Số
thứ tự của công thức canh lề phải, theo định dạng:
(.< thứ
tự công thức trong chương>)
1.2.9
In ấn
Đồ án in một mặt trên A4.
Chấp nhận in các bản vẽ trên khổ giấy lớn
hơn, nếu cần thiết.
1.2.10
Bìa
Đóng bìa màu nền xanh nước biển ( hoặc màu đồng
bộ cả lớp)
II.
QUI
ĐỊNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN.
2.1
Quản lý quá trình thực hiện đồ án
Sinh viên có trách
nhiệm thường xuyên lưu dữ liệu dự phòng.
Sinh viên phải thường
xuyên trao đổi, bàn luận với giáo viên hướng dẫn, tránh trường hợp tự ý thực hiện
mà không có ý kiến của GVHD
2.2
Qui định nộp đồ án tốt nhiệp
Trước ngày bảo vệ đồ
án 3 ngày, sinh viên phải nộp quyển báo cáo cho GVHD.
Trong ngày bảo vệ,
sinh viên in các slide trình chiếu và photo thành nhiều bản để các thành viên
trong hội đồng dễ theo dõi.
Sau khi bảo vệ các
nhóm phải nộp:
o
Một quyển báo cáo hoàn chỉnh
o
Một CD có dán nhãn (tên nhóm,
tên đề tài ), chứa các dữ liệu sau:
·
Tập tin quyển báo cáo
·
Các chương trình, file được sử
dụng để thực hiện đồ án
·
Các tài liệu có liên quan.
0 nhận xét:
Post a Comment